Phản Xạ Học Bàn Chân

Lượt xem: 290

Phản xạ học là gì?

 

Cách trị liệu này dựa trên nguyên tắc là những điểm phản xạ này đều liên quan đến các cơ quan nội tạng, các tuyến của cơ thể.

Cách trị liệu này giúp kích thích chức năng bình thường của các cơ quan có liên hệ ( chẳng hạn như tiết Hormone hay Enzyme tiêu hóa ), tức là hỗ trợ cho việc tự lành và mang lại sức khỏe cho thể chất và trí não.

Những nhà phản xạ học đầu tiên

phan xa hoc ban chan 2
phan xa hoc ban chan 4

William Fitzgerald – Joseph Shelby Riley – Eunice Ingham – Doreen Bayly – Paul Nogier  

phan xa hoc ban chan 5
phan xa hoc ban chan 3

 

William H. Fitzgerald ( 1872 – 1942 )

Ông tốt nghiệp Đại học Vermont năm 1895, làm việc tại bệnh viện thành phố Boston. Sau đó, ông chuyển đến làm tại bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương ở Luân Đôn, kế đến ở Áo, và cuối cùng ông chuyển về bệnh viện S. Francis, Hartford, bang Connecticut. Chính tại đây ông đã tìm ra cách “ TRỊ LIỆU KHU VỰC ” rất nổi tiếng trong lĩnh vực Y học lúc bấy giờ.

William H. Fitzgerald

Lý giải của ông là trong khi làm việc, ông đã khám phá ra rằng việc ấn mạnh vào một số điểm trên những ngón chân và bản tay thì lại gây tê ở một số khu vực và thậm chí còn làm giảm đau ở khu vực đó. Điều này giúp ông khi tiểu phẩu ở mũi và họng không cần dùng cocaine hay thuốc gây tê. Bằng các thử nghiệm, ông đã tìm thấy các khu vực liên quan và sự kết nối với các cơ quan trong cơ thể.

Chính vì vậy, năm 1917 ông đã cho ra cuốn sách đầu tiên cùng với đồng nghiệp là Bác sỹ Edwin Bowers “ ZONE THERAPY ”.

 

phan xa hoc ban chan 7
phan xa hoc ban chan 6

Joseph Shelby-Riley (1900s)

Ông là đồng nghiệp của Bác sỹ William, đã được Bác sỹ William hướng dẫn về phản xạ học, và ông đã phát huy lý thuyết về liệu pháp khu vực của Bác sỹ William.

Ông đã cho ra đời rất nhiều sách về chủ đề này, tiêu biểu có hai quyển : ĐƠN GIẢN HÓA LIỆU PHÁP KHU (1919) & KHOA HỌC VÀ THỰC HÀNH CHỈNH HÌNH VỚI NHỮNG MÔN KHOA HỌC THỰC NGHIỆM (1925) bao gồm tư liệu về trị liệu khu vực.

Eunice D. Ingham ( 1889 – 1974 )

Năm 1938 bà xuất bản cuốn BÀN CHÂN CHO TA BIẾT GÌ, và tiếp đó là cuốn hiệu chỉnh HAI BẢN CHÂN ĐÃ CHO TA BIẾT GÌ vào năm 1945.

Hai cuốn sách nổi tiếng này tạo nền cơ bản cho phản xạ học hiện đại và được rất nhiều Y sỹ sử dụng.

 

phan xa hoc ban chan 9

 

Dr. Paul Nogier  (1950s)

  • Ông là người đầu tiên đưa ra lý thuyết thai nhi nằm
  • ngược trên vành tai.
  • Đầu thai nhi tương ứng với dái tai.
  • Hai bàn tay và bàn chân tương ứng với vành tai trên.
  • Thân thai nhi nằm giữa vành tai trên và dái tai dưới.
phan xa hoc ban chan 8

Doreen Bayly (1900 – 1979 )

Bà đã đưa môn Phản xạ học vào Vương Quốc Anh vào năm 1966 sau khi đã được Bác sỹ Eunice Ingham đào tạo tại Mỹ trở về. Năm 1978, bà đã viết cuốn PHẢN XẠ HỌC NGÀY NAY. Rất nhiều học trò của bà đã trở thành Y sỹ hay Hiệu trưởng các trường do họ tự lập ra.

 

phan xa hoc ban chan 10

Phản xạ học ngày nay

Phản xạ học đang được sử dụng bây giờ đã phát triển thành một phương pháp sờ nắn và bấm chính xác, hoàn toàn khác biệt với những phương pháp đơn giản lúc đầu

Kể từ thập niên 1980, Phản xạ học được cho là Y học bổ sung đã trở thành một lĩnh vực cấp tiến.

phan xa hoc ban chan 11

Liệu pháp phản xạ vùng hay trị liệu khu vực là nền tảng của phản xạ học hiện đại, kỹ thuật viên phản xạ trị liệu sẽ dùng lực tác động kích thích các điểm và vùng phản xạ trên bàn tay hoặc bàn chân, nhờ có lực tác động này mà dòng chảy của máu trong vòng tuần hoàn và những xung thần kinh sẽ được thay đổi tại các vùng cơ thể có liên quan đến vùng phản xạ.

 

phan xa hoc ban chan 13
phan xa hoc ban chan 12

Hiệu quả

  • Phản xạ học nhằm mục đích loại bỏ các độc tố ngày càng chồng chất trong cơ thể.
  • Kích thích thần kinh của các mô & các cơ quan nội tạng, giúp làm việc tốt hơn.
  • Kích thích hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh nhằm kích hoạt hiệu ứng chữa bệnh mong muốn, xoa dịu tình trạng căng thẳng, giúp thư giãn.
  • Theo thuyết năng lượng thì khi cơ thể bị căng thẳng, stress sẽ làm ảnh hưởng đến dòng chảy năng lượng của cơ thể, phản xạ học giúp cho dòng chảy được lưu thông tốt hơn, tránh bị tắc nghẽn.
  • Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy : phụ nữ lứa tuổi 45 đến 60 ( tiền mãn kinh ) khi áp dụng liệu pháp phản xạ rất hiệu quả, giảm ngay các triệu chứng lo lắng, khó chịu, nhức đầu, khó ngủ, uể oải, đau nhức ….. Và phản xạ học rất hiệu quả cho những người luôn bị nhức đầu, mất ngủ, tim mạch, tiểu đường ….

Hệ thống thần kinh trong phản xạ học

Hệ thống thần kinh Trung ương  bao gồm  não , tủy sống, và một mạng lưới phức tạp của các tế bào thần kinh. Hệ thống này có trách nhiệm gửi, nhận, và giải thích thông tin từ tất cả các bộ phận của cơ thể. và phối chức năng cơ quan nội tạng và đáp ứng với những thay đổi trong môi trường bên ngoài. Hệ thống này có thể được chia thành hai phần: hệ thống thần kinh trung ương và hệ thần kinh ngoại vi.

phan xa hoc ban chan 15
phan xa hoc ban chan 16

 

 

Hệ thống thần kinh trung ương (CNS) là trung tâm xử lý cho hệ thống thần kinh. Nó nhận được thông tin từ và gửi thông tin đến hệ thống thần kinh ngoại biên. Hai bộ phận chính của CNS là bộ não và tủy sống. Các quá trình não và giải thích thông tin giác quan được gửi từ tủy sống. Cả não và tủy sống được bảo vệ bởi một lớp phủ ba lớp của  mô liên kết  được gọi là màng não.

 

 

Trong hệ thống, thần kinh trung ương là một hệ thống các khoang rỗng được làm đầy với dịch não tủy. Dịch não tủy bao quanh, đệm, và bảo vệ não và tủy sống do chấn thương. Nó cũng hỗ trợ trong việc lưu thông các chất dinh dưỡng cho não.

phan xa hoc ban chan 17
phan xa hoc ban chan 18

Có 31 đôi dây (rễ) thần kinh tủy sống. Tám đôi dây thần kinh tủy cổ (được gọi từ rễ C1 đến C8), xuất phát từ tủy cổ ngang mức mỗi đốt sống cổ. Một nữa xuất phát từ bên phải tủy cổ và nữa còn lại xuất phát từ bên trái. Rễ thần kinh cổ đầu tiền (rễ C1) xuất phát từ tủy cổ và đi ra phía trên đốt sống cổ C1. Rễ thần kinh cổ thứ hai (rễ C2) xuất phát từ tủy cổ và đi ra giữa đốt sống cổ C1 và C2, và các rễ thần kinh cổ còn lại đi ra ngay trên đốt sống cổ tương ứng. Rễ thần kinh cổ C8 đi ra giữa đốt sống cổ C7 và đốt sống ngực T1.

 

Có 12 đôi dây (rễ) thần kinh ngực (T1-T12). Rễ thần kinh T1 xuất phát từ tủy ngực và đi ra giữa đốt sống ngực T1 và T2. Có năm đôi dây (rễ) thần kinh thắt lưng (L1-L5). Rễ thần kinh L1 xuất phát từ tủy thắt lưng và đi ra giữa đốt sống thắt lưng L1 và L2. Có năm đôi dây (rễ) thần kinh cùng (S1-S5). Rễ thần kinh S1 đi ra giữa đốt sống cùng S1 và S2. Có một đôi dây thần kinh cụt (Co1) ở vị trí xương cụt.

 

 

phan xa hoc ban chan 20
phan xa hoc ban chan 19

 

 

(HTKNB) Chức năng chính của HTKNB là liên kết hệ thần kinh trung ương (HTKTƯ) với các chi và cơ quan. Không giống như HTKTƯ, HTKNB không được bảo vệ bởi xương sống và hộp sọ hoặc bởi hàng rào máu não nên nó dễ bị tác động của độc tố và tổn thương cơ học từ bên ngoài.

Các kỹ thuật cơ bản

Kỹ thuật đỡ và giữ

Kỹ thuật giữ và kéo

phan xa hoc ban chan 22
phan xa hoc ban chan 23
phan xa hoc ban chan 24

Kỹ thuật đỡ và xoay

phan xa hoc ban chan 25

Kỹ thuật xoa và miết

phan xa hoc ban chan 26

Kỹ thuật gọng kiềm

phan xa hoc ban chan 27

Các kỹ thuật bấm

Ngón cái

phan xa hoc ban chan 29

Ngón trỏ gập

phan xa hoc ban chan 30

Kỹ thuật bốn ngón

phan xa hoc ban chan 31

Dùng cây ấn huyệt

phan xa hoc ban chan 32
phan xa hoc ban chan 33

Vùng phản xạ lòng bàn chân

phan xa hoc ban chan 34

Bài viết liên quan