AYURVEDA
Ayurveda là Y học truyền thống Ấn độ. Nó xuất phát từ hai từ Ayu và Veda.
Ayu : theo tiếng Phạn ( Sanskrit ) có nghĩa là cuộc sống có ích.
Veda : theo tiếng Phạn có nghĩa là khoa học.
Như vậy, Ayurveda ghép lại có nghĩa là Khoa học để có một cuộc sống có ích.
Ayurveda bao trùm mọi khía cạnh sức khỏe, mục đích điều trị nhằm vào việc phục hồi sức khỏe, thông qua việc tẩy uế cơ thể, chế độ ăn uống, Yoga, các bài tập hít thở, Thiền định, thuốc thảo dược và massage.
Theo Ayurveda, cơ thể con người có 5 nguyên tố chính là : ether, khí, hỏa, thủy và thổ. 5 nguyên tố này luôn tương tác lẫn nhau và thay đổi không ngừng do ảnh hưởng thời gian, khí hậu, ăn uống hàng ngày, căng thẳng do làm việc …. của mỗi người. Sự thay đổi này sẽ làm ảnh hưởng tới Prana ( hít thở ) và Agni ( đào thải ), Ayurveda quan niệm khi Agni thấp ( đào thải ít ) sẽ sinh ra Ama ( độc tố ), Ama là nguyên nhân chính gây ra bệnh. Vì vậy, điều trị Ayurveda sẽ nhấn mạnh vào kỹ thuật ăn và chế độ thải độc. Ayurveda tin rằng : Thảo dược, Yoga, Massage và Thiền định là các phương pháp giúp cân bằng 5 nguyên tố nêu trên và gia tăng Prana ( hít thở ).
Yoga
Yoga bắt nguồn từ Ấn độ, cách đây hơn 4.000 năm, nơi các thầy tu khổ hạnh theo đạo Hindu thực hiện. Yoga được truyền bá sang phương Tây vào thế kỷ 19, và nó mang lợi ích về thể chất nhiều hơn là tinh thần.
Nguyên tắc chính của Yoga là kiểm soát mọi khía cạnh của cuộc sống. Mở đầu, Yoga với các hướng dẫn mang tính giáo lý bao gồm chế độ ăn uống lành mạnh, làm sạch cơ thể, sau đó nâng cao hơn bằng các tư thế ( Asana ) và hơi thở ( Pranayama ).
Trong Yoga có 08 khía cạnh hay còn gọi là 08 bậc của Yoga, được liệt kê như sau :
- Yama
- Niyama
- Asana
- Pranayama
- Pratyahara
- Dharana
- Dhyana
- Samadhi
Yama : nhân từ với mọi sinh vật sống, tôn trọng và rộng lượng, khách quan trong mọi tình cảm,việc làm và quan sát.
Niyama : bao gồm 05 quan niệm :
- Sự sạch sẽ : sạch sẽ về mặt tinh thần và nội tâm. Truyền thống trước một phiên tập Yoga, mọi người sẽ trét bùn lên cơ thể, sau đó lau đi và tắm rửa sạch sẽ, họ cho rằng bùn sẽ hấp thụ và lấy đi các chất bẩn trên cơ thể, giúp cơ thể tinh khiết.
- Sự hài lòng : rèn luyện tâm trí để luôn đạt được tâm trí hạnh phúc và hài lòng.
- Sự sám hối : giúp làm trong sạch cơ thể.
- Tập luyện Vedas và thần chú : thần chú xuất phát từ các bài luận Veda và những điều huyền bí. Yêu cầu các câu thền chú và từ ngữ phải được đánh vần và phát âm chuẩn xác.
- Cống hiến linh hồn và dâng hiến công việc cho Thượng đế.
Asana : là từ dùng để chỉ các tư thế thuộc về bản chất bên trong của các bài tập Yoga mà mọi người cần luyện tập.
Pranayama : trong tiếng Phạn có nghĩa là sinh lực. Pranayama trong bài tập thực hành giúp làm tăng sinh lực của cơ thể. Các bài tập Pranayama chủ yếu là tập trung vào hơi thở.
Pratyahara : cầu nguyện để chiến thắng các cám dỗ.
Dharana : tập trung vào chính sức mạnh của bản thân, giúp cho trí tuệ, bộ não, sự kiên định, trí nhớ của mỗi người được phát triển.
Dhyana : có nghĩa là thiền định. Thiền định là một phần quan trọng của Yoga. Bằng cách này con người đạt được những suy nghĩ sâu sắc về một điều gì đó, đạt được kiến thức tâm hồn. Con người sẽ nhìn nhận được bản thân và thế giới rõ ràng hơn và đơn giản hơn.
Samadhi : là con người đã vượt ra được những ham muốn, khao khát bình thường. Trạng thái Samadhi gần như là trạng thái thiền liên tục.
** Công dụng chính của Yoga :
& Stress, mệt lả
& Đau đầu, đau nửa đầu
& Trầm cảm
& Rối loạn tuần hoàn
& Bệnh suyễn, viêm phế quản
& Rối loạn tiêu hóa
& Đau lưng
& Hội chứng trước kỳ kinh
& Nâng cao khả năng vận động
** Lưu ý khi luyện tập Yoga :
# Sau bữa ăn 2 -3 giờ mới tiến hành tập Yoga
# Cẩn thận khi luyện tập Yoga trong thời gian mang thai hay hành kinh.
# Không tập tư thế chúc ngược đầu và một số tư thế mà bác sĩ khuyến cáo khi bạn bị chấn thương cổ, lưng, cao huyết áp, tim mạch, rối loạn não, tai hoặc mắt.
Bài viết liên quan
Kinh doanh spa nhượng quyền: Lợi nhuận bền vững, rủi ro thấp
Mục lụcYoga Ngành kinh doanh spa nhượng quyền đang trở thành một xu hướng hấp dẫn, thu[...]
Quy trình nhượng quyền spa chi tiết: Tất cả những gì bạn cần biết
Mục lụcYoga Việc xây dựng một quy trình nhượng quyền spa chi tiết là yếu tố quyết[...]
Spa nhượng quyền khác gì spa truyền thống? Giải đáp mọi thắc mắc
Mục lụcYoga Khi tìm hiểu về spa nhượng quyền và spa truyền thống, nhiều người có thể[...]
Hợp đồng nhượng quyền thương hiệu spa: Tất cả những gì bạn cần biết
Mục lụcYoga Với những nhà đầu tư và doanh nhân đang tìm kiếm cơ hội kinh doanh,[...]
Nhượng quyền thương hiệu spa: Cơ hội vàng hay rủi ro tiềm ẩn?
Mục lụcYoga Khi nhắc đến nhượng quyền thương hiệu spa, chúng ta thường nghĩ ngay đến những[...]
Chi phí nhượng quyền spa năm 2024: Bao nhiêu là đủ để bắt đầu?
Mục lụcYoga Chi phí nhượng quyền spa năm 2024 là bao nhiêu? Liệu số tiền đầu tư[...]